Chùa Chén Kiểu (Ảnh: SGTT) |
Nóc
chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng nhỏ hơn hết được trang
trí như tấm thảm nhiều màu sắc. Ở gờ mỗi lớp mái đều có trang trí hoa
văn, họa tiết, các tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang ước vọng an lành và siêu thoát. Toàn bộ các chi tiết, bức tranh… của mái chùa đều được cẩn bằng chén kiểu.
Vào
trong chùa, du khách sẽ càng ngạc nhiên hơn khi toàn bộ trần nhà, các
bức tường, vật trang trí như bình hoa, họa tiết rồng, cột chính… đều
được làm từ sứ đủ màu sắc. Ấn tượng nhất là các bức tranh kể về cuộc đời
của Phật tổ. Phía sau chánh điện, các bức tường, tranh càng đặc biệt
hơn khi được trang trí, tạo hình bằng mảnh vỡ chén, dĩa kiểu.
Đại
đức Lâm Chanh - Trụ trì chùa Chén Kiểu, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng cho biết:
“Ngôi chùa này có thiết kế độc đáo. Phần lớn nó được làm bằng chén kiểu.
Hiện nay, chúng tôi đang làm hồ sơ để được công nhận là di tích văn hóa
tiêu biểu của tỉnh”.
Tuy là công trình của người Khmer nhưng
chùa Chén Kiểu lại thể hiện sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ của 3 dân tộc
anh em. Họa tiết rồng, bệ thờ của người Hoa được chạm khắc tinh xảo,
hình ảnh phụ nữ Kinh đội nón lá, tượng rắn và chim thần uy nghiêm của
người Khmer kết hợp hài hòa càng làm nổi bật lên vẻ tôn nghiêm, lấp lánh
của ngôi chùa này.
Có thể nói, chùa Chén Kiểu là ngôi chùa gốm cổ nhất
ở ĐBSCL. Với lối kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa văn hóa giữa 3 dân
tộc Kinh, Hoa, Khmer, chùa Chén Kiểu đang thu hút nhiều khách du lịch
chiêm ngưỡng và tỏ lòng thành kính nơi cửa Phật. Đây cũng là điểm nhấn
quan trọng của du lịch Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung.Tác giả : Thanh Chương
Theo khapnamchau.com
0 nhận xét:
Post a Comment