Đến với Mông Cổ, du khách được hòa mình vào thiên nhiên bao la, thưởng thức sữa chua ngựa.
Mông
Cổ là một vùng đất rộng lớn phía Bắc lục địa Trung Á, với diện tích khá
rộng lớn nhưng dân cư lại thưa thớt, còn giữ gìn được rất nhiều cảnh
quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh hùng vĩ, nguyên sơ nhưng không kém phần thơ mộng.
Là
một trong những quốc gia còn giữ được nền văn hóa du mục lâu đời với
cuộc sống trên lưng ngựa, những lều trại ngoài thảo nguyên bao la, vùng
sa mạc nội Mông là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trên toàn thế
giới, những người ao ước được một lần trải nghiệm cuộc sống nay đây mai
đó giữa rừng núi bất tận.
Đích
đến đầu tiên của du khách khi tới Mông Cổ là Ulan Bator (hay
Ulaanbaatar), thủ đô, trung tâm hành chính cao nhất của toàn Mông Cổ.
Trong tiếng Mông Cổ, Ulaanbaatar có nghĩa là “anh hùng đỏ”, để tỏ lòng
kính trọng với người anh hùng dân tộc Mông Cổ Damdin Sukhbaatar, người
đã sát cánh với hồng quân Liên xô giải phóng Mông Cổ.
Cũng
giống như Lhasa, Tây Tạng, Ulan Bator là thủ đô của những tu viện cổ.
Trong đó, nổi tiếng nhất là tu viện Lạt Ma Chojin và tu viện Gandan, nơi
có tượng Quan Thế Âm cao 26,5 mét.
Tu viện Gandan
|
Cung
điện mùa đông cũng là một trong những điểm đến ưa thích của du khách
muốn tìm hiểu về cuộc sống của các đại hãn Mông Cổ, là nơi lưu giữ các
kỷ vật của vị hãn cuối cùng Bác Khắc Đại Hãn và hoàng hậu của ông.
Cung điện mùa đông.
|
2/3 dân số Mông Cổ vẫn sống du mục, tự cung tự cấp. Nhiều con em của người du mục đi học tại các trường nội trú ở Ulan Bator và đến mùa hè lại cùng bố mẹ du mục trên thảo nguyên. Họ sống trong một chiếc lều tròn, trắng đặc trưng giữa thảo nguyên mênh mông, nơi họ chăn thả đàn gia súc của mình.
Mặc dù cuộc
sống hiện đại đã phần nào len lỏi vào với những tivi, điện thoại di
động, nhưng người dân Mông Cổ vẫn có tính cách phóng khoáng, giữ gìn
những nét văn hóa đặc trưng của họ.
Lều
được làm từ một vật liệu như da thô có tác dụng cách nhiệt, bên trong
là thảm trang trí một lớp da, lông thú: lông gấu, sói hoặc chồn cáo.
Khoảng trống phía trên mái lều giúp người dân xác định giờ chăn thả gia
súc giữa trên bóng nắng soi xuống.
Sống
trên thảo nguyên xanh trùng điệp nên người dân Mông Cổ rất gắn bó với
ngựa. Có thể nói cuộc sống của họ là cuộc sống trên mình ngựa. Ngựa là
phương tiện giao thông, cũng là nguồn cung cấp sữa và thịt. Du khách đến
Mông Cổ có thể thưởng thức món sữa chua ngựa, sữa chua dê và bánh men
sữa ngựa bùi béo cho mùa đông lạnh giá. Bởi vậy những món ăn chế biến từ nguyên liệu này cũng trở thành nét đặc sắc trong ẩm thực Mông Cổ.
Với
những ai thích du lịch mạo hiểm, cưỡi lạc đà di chuyển từ thủ đô, dọc
theo sa mạc Gobi, tới thung lũng đại bàng và cồn cát Khongor là một lộ
trình không tồi. Hàng năm, nếu đến đúng dịp tháng 7, du khách còn được
tham dự lễ hội Naadam truyền thống với đầy đủ các hoạt động: vật Mông
Cổ, múa hát, thi cưỡi ngựa... đặc trưng Mông Cổ.
Thiếu nữ Mông Cổ múa trong lễ hội Naadam
|
Theo khapnamchau.com
0 nhận xét:
Post a Comment