(du lich) - “Nên thơ” là từ có thể bao quát về vẻ đẹp của núi
rừng Mộc Châu. Đây cũng là cung đường khiến nhiều dân mê du lịch bụi mê
mẩn, đi rồi lại muốn quay lại.Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa
hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20 0C và mùa đông khô ráo hơn các
vùng khác. Thêm đó, Mộc Châu còn sở hữu rất nhiều các di tích lịch sử,
động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh
Phiêng Luông, và các bản văn hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ, với
những câu hát điệu múa khèn, với các món ăn dân tộc, đặc sản, ẩm thực
và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá lâu đời.
Động Sơn Mộc Hương
Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu - cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Từ thị trấn Mộc châu, ngược đường lên thị xã Sơn La khoảng 300 m, Động Sơn Mộc Hương ở phía núi bên tay phải, cách quốc lộ 6 khoảng 150m.
Cửa hang quay về hướng nam nhìn xuống thung lũng lớn, ở gữa thung
lũng lớn gồm bảy quả núi nhỏ tựa như bảy viên ngọc. Từ cửa động có thể
quan sát cả thị trấn Mộc Châu. Bên trong động là những cấu trúc nhũ, tạo
cho người xem cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên.
Khu đồi thông già
Đi theo tuyến đường huyện lỵ 2 km, du khách có thể đến một khu đồi thông già có quang cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị trấn, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic. Trong tương lai tại đây có thể xây dựng một sân golf lý tưởng.
Thác Dải Yếm
Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ô tô theo đường chính, hoặc dọc
theo suối, khoảng 4 km đến chỗ hợp lưu hai con suối là một thác nước
hùng vĩ. Tương truyền trong dân gian dòng thác này là dải yếm của người
con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng lũ. Tuy thác nằm thấp hơn đường
nhưng hai thác đổ xuống với chiều cao 100 m, một bên được chia làm 9
tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác nằm cách nhau khoảng 200 m, nhưng
trong khoảng cách đó là một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập
kết của khách thăm quan
Nông trường chè Mộc Châu
Ở Mộc Châu có nhà máy chè chuyên sản xuất để xuất khẩu và phục vụ nhu
cầu trong nước. Nông trường Mộc Châu được thành lập năm 1958, với hàng
ngàn con bò sữa giống, nông trường là nơi cung cấp sữa bò lớn nhất trong
cả nước và là một trong những trung tâm trồng chè lớn của cả nước.
Khách du lịch đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng nguyên liệu
mênh mông, với những vườn mận hoa trắng.
Đỉnh Phiêng Luông
Đỉnh Phiêng Luông nằm cách Mộc Châu 15 km về phía Đông có đỉnh Phiêng Luông với độ cao 1500 m. Trên đỉnh có một khu đát bằng phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi .
Sông Đà – thủy điện Hòa Bình; Cửa khẩu Pa Háng
Từ Mộc Châu, xuống thẳng cảng sông Vạn Yên, nơi xuất phát tuyến du lịch sông Đà, đi du thuyền du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp trên tuyến du lịch sông Đà kéo dài đến Thị Xã Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình. Mộc Châu có cửa khẩu Pa Háng sang Hủa Phăn (CHDCND Lào). Đoạn Mộc Châu - Pa Háng được mở rộng và nâng cấp thành quốc lộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan môi trường tự nhiên Lóng Sập, Xuân Nha và nối tuyến sang Thị Xã Sầm Nưa.
Thăm các bản dân tộc
Khu Lóng Luông, Vân Hồ - Mộc Châu là nơi cư trú nhiều đồng bào dân tộc Mông, giao thông đến các bản thuận tiện, cho phép phát triển một số làng văn hoá, tổ chức lễ hội dân tộc và các hoạt động ăn hoá đặc trưng của dân tộc Mông. Khu bản Áng đặc trưng cho bản sắc dân tộc Thái. Tại đây có một khu quần ngựa và có thể đi thuyền vào hai khu rừng tại km số 45 và Chiềng Sại, nơi đây người Thái - Mộc Châu và người Lào có cùng một ngôn ngữ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Sốp Cộp
Cách Mộc Châu khoảng 40 km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Sốp Cộp, nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu... là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050 m so với mặt biển, cách Hà Nội
gần 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Tuyến đường: Hà Nội - Láng -
Hòa Lạc - Xuân Mai - QL6 - Hòa Bình - Mai Châu - Mộc Châu.
Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu - cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Từ thị trấn Mộc châu, ngược đường lên thị xã Sơn La khoảng 300 m, Động Sơn Mộc Hương ở phía núi bên tay phải, cách quốc lộ 6 khoảng 150m.
Khu đồi thông già
Đi theo tuyến đường huyện lỵ 2 km, du khách có thể đến một khu đồi thông già có quang cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị trấn, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic. Trong tương lai tại đây có thể xây dựng một sân golf lý tưởng.
Thác Dải Yếm
Nông trường chè Mộc Châu
Đỉnh Phiêng Luông
Đỉnh Phiêng Luông nằm cách Mộc Châu 15 km về phía Đông có đỉnh Phiêng Luông với độ cao 1500 m. Trên đỉnh có một khu đát bằng phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi .
Sông Đà – thủy điện Hòa Bình; Cửa khẩu Pa Háng
Từ Mộc Châu, xuống thẳng cảng sông Vạn Yên, nơi xuất phát tuyến du lịch sông Đà, đi du thuyền du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp trên tuyến du lịch sông Đà kéo dài đến Thị Xã Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình. Mộc Châu có cửa khẩu Pa Háng sang Hủa Phăn (CHDCND Lào). Đoạn Mộc Châu - Pa Háng được mở rộng và nâng cấp thành quốc lộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan môi trường tự nhiên Lóng Sập, Xuân Nha và nối tuyến sang Thị Xã Sầm Nưa.
Khu Lóng Luông, Vân Hồ - Mộc Châu là nơi cư trú nhiều đồng bào dân tộc Mông, giao thông đến các bản thuận tiện, cho phép phát triển một số làng văn hoá, tổ chức lễ hội dân tộc và các hoạt động ăn hoá đặc trưng của dân tộc Mông. Khu bản Áng đặc trưng cho bản sắc dân tộc Thái. Tại đây có một khu quần ngựa và có thể đi thuyền vào hai khu rừng tại km số 45 và Chiềng Sại, nơi đây người Thái - Mộc Châu và người Lào có cùng một ngôn ngữ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Sốp Cộp
Cách Mộc Châu khoảng 40 km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Sốp Cộp, nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu... là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
0 nhận xét:
Post a Comment