Thú chơi chợ Viềng Nam Định đầu năm được lưu truyền từ đời này sang đời khác để cầu may mắn, mong cho đầu năm suôn sẻ, cả năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.
Từ chiều ngày mồng bảy tháng Giêng, cả hai khu vực này đã rộn ràng bởi du khách thập phương đổ xô về đây. Đi chơi cho Vieng Nam Dinh không chỉ là người địa phương mà khắp các tỉnh Bắc Bộ, kể cả từ các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa… nô nức tề tựu mua bán may rủi nơi phiên chợ độc đáo này.
Hàng hóa cho Vieng Nam Dinh được bày bán trong các lều quán che tạm, hoặc đặt bất cứ khoảng trống chừa lối đi nào đó trong chợ, đúng kiểu chợ phiên của làng quê Bắc Bộ xưa. Một tấm bạt trải ra, bày lên đó những thứ nông cụ được rèn thủ công, hay dăm ba đôi quang gánh, vài chiếc thúng, cũng là góp phần vào nét chợ Viềng xuân.
Người ta truyền nhau rằng, có thể đi chơi khắp khu chợ từ chiều đến tối, nhưng nếu mua thì nhất định nên đợi qua 0h, rạng sáng ngày mồng tám thì hãy mua, vậy mới thực sự là mua may cầu lành. Người nông dân thì mua cái liềm, lưỡi cuốc mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; trẻ con thích thú được người lớn mua cho tò he rồng, phượng- thứ đồ chơi dân gian không thể thiếu của tuổi thơ.
Khách phương xa đến có thể dạo thăm khu vực bán cây cảnh và mua cho mình một cây nhỏ bất kỳ, giá cả vừa phải, chủ yếu lấy lộc trong năm mới. Hoặc đơn giản hơn, mua một gói muối chỉ vài nghìn đồng theo tục lệ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, hay vài đồng tiền xu may mắn về để bàn thờ. Tất cả người bán và người mua đều vui vẻ, không chỉ là trao cho nhau món hàng, mà còn là gửi gắm cho nhau chút tình ngày xuân năm mới, và mong muốn mang may mắn về nhà.
Với đặc trưng thời tiết miền Bắc, hầu hết năm nào đầu tháng Giêng cũng mưa lất phất và lạnh, đến ngày phiên còn mưa nặng hạt, đường đất lầy lội, về đêm lại càng lạnh. Thế nhưng người ta vẫn khởi hành, từ khắp nơi đổ về cho Vieng Nam Dinh, để hòa vào cái không khí tấp nập đầu xuân, dạo ngắm cảnh mua bán cầu tài lộc, hay dừng chân bên quán nước nhỏ, thưởng thức chén trà nóng cùng chiếc bánh nhãn quà quê, thấy lòng ấm hơn khi ngẫm về những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng ý nghĩa tự bao đời vẫn còn được duy trì.
0 nhận xét:
Post a Comment